Skip to content

Tự đánh giá bản thân sau thời gian thử việc như thế nào?

Written by

UTB123I1

Đối với những bạn sinh viên mới ra trường sẽ được thử việc trong một khoảng thời gian nhất định. Sau quá trình thử việc đó các ban lãnh đạo hay người quản lý của công ty sẽ có trách nhiệm giám sát và đánh giá tiến độ làm việc của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự đánh giá bản thân sau thời gian thử việc thông qua những mẫu đơn cụ thể. Vậy bạn nên viết như thế nào để đảm bảo tính khách quan nhất.

Tự đánh giá bản thân sau thời gian thử việc chính là cách làm mà nhiều doanh nghiệp lớn ngày nay thường áp dụng với nhân sự mới. Điều đó giúp cho nhân viên có thể tự nhìn nhận lại quá trình làm việc của mình một cách chính xác, từ đó thu hẹp lại khoảng cáchgiữa kỳ vọng đã đặt ra ban đầu với thực tế công việc.

Tuy nhiên, đối với nhiều người việc tự đánh giá bản thân mình là một điều không hề dễ dàng, vì họ không biết làm thế nào để đưa ra những nhận xét về mình một cách trung thực nhất nhưng vẫn thể hiện được sự chuyên nghiệp và khả năng làm việc tích cực của mình. Nắm bắt tâm lý đó của nhiều người, trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một số bí quyết viết bản tự đánh giá tốt nhất có thể.

1. Hãy tự hào vì những điều mà bạn đã cống hiến

Tự hào ở đây khác hoàn toàn với việc bạn quá phô trương những thành tích đáng khen trong quá trình làm việc mà bạn đã đạt được. Chắc chắn không nhà quản lý nào muốn đọc toàn những lời tự tăng bốc bản thân của một nhân viên thực tập rằng nhờ có sự tham dự của bạn mới đem lại thành công cho dự án như thế.

Hãy nhớ rằng bạn phải khiêm tốn trước khi đánh giá mình quá cao. Điều bạn cần làm đó chính là tự hào một cách đúng lúc, đúng công việc và đúng người. Ví dụ, đối với nhân viên mới thực tập giống bạn, bạn hoàn toàn có thể tự tin nhấn mạnh vai trò của mình trong công việc nhưng khi trình bày nội dung tự đánh giá bản thân với những người quản lý bạn hãy nói rằng sự tự hào luôn kèm theo yếu tố khiêm tốn.

2. Đảm bảo tính trung thực

Mọi người đều đánh giá cao những người trung thực, với vị trí là một nhân viên thực tập bạn không có quyền được dối trá trong công việc. Vì điều đó sẽ thể hiện bạn là một người hoàn toàn không đáng tin tưởng nếu được trao cho các dự án lớn khi vào làm chính thức. Nếu trong quá trình làm việc bạn đã không hoàn thành tốt một khâu nào đó, thì hãy trình bày rõ cho họ biết lý do vì sao bạn lại gây nên sai lầm không đáng có này sẽ tốt hơn là viện một lý do không thể chấp nhận được để bao che cho sự thiếu sót của bản thân.

3. Đánh giá về cơ hội phát triển của bản thân

Ngoài việc đảm bảo hai yếu tố là trung thực và khiêm tốn việc mà bạn cần làm tiếp theo đó chính là đánh giá về cơ hội phát triển nghề nghiệp mà bạn cảm nhận được trong suốt thời gian thực tập vừa qua. Ví dụ môi trường làm việc có phù hợp với bạn hay không? Định hướng phát triển của công ty đặt ra cho bạn từ lúc ban đầu có đúng với sở trường và mong muốn của bạn hay không? Và điều quan trọng hơn hết đó là bạn có cảm nhận bản thân sẽ đồng hành cùng công ty trong suốt thời gian còn lại hay không?

Đây chính là cơ hội để bạn có thể trình bày nguyện vọng của mình với công ty một lần nữa, cũng như giúp nhà quản lý đánh giá về thái độ và tinh thần hợp tác làm việc của bạn với công ty một cách rõ ràng hơn. Ngoài những yếu tố đã kể trên, sau khi viết xong bản đánh giá của mình bạn nên xem xét lại liệu nó đảm bảo được những nội dung cần thiết hay tính chuyên nghiệp hay chưa.

Mong rằng với những điều mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình tự đánh giá bản thân sau thời gian thử việc một cách tốt nhất để ghi lại những dấu ấn đẹp và thể hiện sự chăm chỉ và nỗ lực của bạn với công ty trong suốt thời gian qua.

Chúc bạn thành công!

Previous article

Phụ cấp lương là gì? Những điều mà bạn cần biết về phụ cấp lương

Next article

Con gái nên học ngành gì để dễ xin việc làm lương cao?