Skip to content

Employee engagement là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của doanh nghiệp

Written by

UTB123I1

Không có một doanh nghiệp nào có thể hoạt động và tồn tại lâu dài nếu không có đội ngũ nhân viên làm việc. Nói cách khác, nhân sự luôn là thành phần nòng cốt tạo nên những giá trị phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Vì vậy, tính gắn kết trong môi trường làm việc luôn được quan tâm hàng đầu. Nó còn được gọi là Employee engagement? Vậy Employee engagement là gì?

Để giúp bạn trả lời và thấu hiểu hơn về thuật ngữ “Employee engagement là gì?” Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nêu rõ khái niệm cụ thể và những nhận định về các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết nhân sự đối với công ty, doanh nghiệp? Cùng chúng tôi mở đầu về định nghĩa về thuật ngữ Employee engagement.

Employee engagement là gì?

Employee Engagement có nghĩa là mức độ hài lòng, gắn kết của nhân viên đối với một công ty hay doanh nghiệp nhất định. Sự gắn kết này, góp phần tạo nên động lực để nhân viên nâng cao tinh thần hay say với công việc. Họ sẽ tự nguyện đóng góp và làm việc hết mình cống hiến cho đơn vị tổ chức mình đang hoạt động.

Điều đó, thể hiện niềm đam mê, sự nỗ lực và tinh thần trách nhiệm trong công việc của nhân viên. Như vậy, khả năng hoàn thiện công việc và nâng tầm năng lực mang đến hiệu quả làm việc tích cực cũng ngày được nâng cao hơn.

Employee engagement sẽ mang đến những lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Điều hiển nhiên, khi sự gắn kết nhân viên càng cao người nhận được nhiều lợi ích nhất chắc chắn sẽ là doanh nghiệp. Khi tính gắn kết ngày càng tăng cao, tiến độ công việc giữa các phòng ban, giữa nhân sự với nhân sự diễn ra càng hiệu quả.  Khi đó, môi trường làm việc sẽ phát huy tối đa tính văn hóa doanh nghiệp. Tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng không cần doanh nghiệp đưa ra những điều lệ, khuôn khổ gò bó.

 Thay vào đó, các phòng ban sẽ tương tác qua lại, khuyến khích nhân viên giao tiếp, trao đổi thông tin để có sự hỗ trợ tốt hơn. Điều đó được gọi là: “Sự nỗ lực tự nguyện” nhân viên làm việc hết mình và doanh nghiệp cũng sẽ vì thế mà ngày càng thăng tiến và phát triển hơn.

Theo một nghiên cứu mới đây cho thấy, có hơn 20.000 doanh nghiệp có sự gắn kết cao thì chất lượng công việc hiệu quả hơn đến 18. So với những doanh nghiệp có tính gắn kết thấp, thì đây là một con số rất tích cực mà rất nhiều người mong muốn. Chính vì vậy, việc tạo nên sự gắn kết sẽ giúp cho nhân viên nâng cao khả năng cạnh tranh trong công việc.

Bạn hãy nghĩ xem, nếu trong một tập thể ai cũng hăng hái làm việc thì sẽ tạo ra những thành tích to lớn như thế nào cho doanh nghiệp. Khi nhân viên đã hài lòng và cảm thấy năng lực được công nhận, thế mạnh được phát huy toàn diện, môi trường làm việc lý tưởng thì khả năng nhảy việc sẽ rất ít khi xảy ra.

Làm thế nào để đo lường được sự gắn kết nhân viên với doanh nghiệp?

Employee engagement không thể hiểu đơn giản là sự gắn kết nhân viên với doanh nghiệp mà hơn hết nó là thước đo chứng tỏ mức độ hài lòng, niềm đam mê trong công việc của nhân viên có lớn hay không? Thông thường, các doanh nghiệp sẽ thực hiện các cuộc khảo sát để đo lường sự gắn kết nhân viên. Dựa vào những thang điểm, quy chuẩn rõ ràng để nhận được kết quả chính xác nhất.

Trong bảng khảo sát sẽ có vài câu hỏi đơn giản từ 50 đến 80 câu hỏi. Tuy nhiên, nó sẽ tập trung vào những vấn đề chính nhân viên quan tâm, như yếu tố công việc, khách hàng, đồng nghiệp, phúc lợi. Ví dụ như: “Vì sao bạn cảm thấy nhàm chán với công việc này? Điều gì thôi thúc bạn đến công ty làm việc mỗi ngày? Bạn có cảm thấy hài lòng về môi trường này hay không? Sếp của bạn như thế thế nào?…”

Những nhân tố ảnh hưởng sự gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp?

Sự cam kết của doanh nghiệp:

Bao gồm niềm tin vào sự lãnh đạo và định hướng hoạt động của công ty. Nhân viên sẽ cảm thấy yêu thích nếu được làm việc với những người chuyên nghiệp. Họ muốn nhận được sự tôn trọng các giá trị cá nhân, cũng như cảm thấy được lắng nghe ý kiến, được ghi nhận thành quả công việc.

Văn hóa doanh nghiệp:

Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp nhân viên hiểu hơn về cách thức tổ chức và định hướng lâu dài doanh nghiệp hướng đến có phù hợp với bản thân mình hay không? Sự hòa hợp này bắt nguồn từ rất nhiều yếu tố khác nhau, nhưng quan trọng nhất doanh nghiệp phải xây dựng được niềm tin nhất định với nhân viên.

Tầm nhìn, chiến lược doanh nghiệp

Bạn có thể hiểu đơn giản, nếu tất cả thuyền viên trên con thuyền cùng tiến về một hướng sẽ giúp con thuyền đi nhanh hơn. Vì vậy, tầm nhìn của doanh nghiệp phải đúng, phải hợp lý để tất cả nhân viên cùng đồng lòng chung sức thực hiện mục tiêu đó nghiêm túc và hết lòng nhất có thể.

Năng lực của bộ máy lãnh đạo:

Để tạo nên sự gắn kết bền vững, năng lực bộ máy lãnh đạo cũng đóng vai trò rất quan trọng. Ban lãnh đạo và quản lý phải có đủ kỹ năng và kinh nghiệm mới có thể dẫn dắt tập thể hoàn thành những mục tiêu đề ra tốt nhất.

Kết luận

Hy vọng sau khi đọc qua bài viết này, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Employee engagement là gì?” Với vai trò là nhân viên, mong rằng bạn sẽ biết cách lựa chọn một đơn vị để cống hiến năng lực bản thân. Còn với nhà lãnh đạo tương lai, sẽ biết cách làm thế nào để tăng sự gắn kết giữa nhân viên và doanh nghiệp cách tối ưu nhất. Chúc bạn thành công!

Previous article

Nhân viên không tôn trọng sếp? 5 lý do sếp phải biết

Next article

Cơ hội là gì? Làm thế nào để tự tạo nên cơ hội cho bản thân?