Skip to content

Value là gì? Phân biệt Value và những khái niệm khác

Written by

UTB123I1

Trong thời đại phát triển và hội nhập như ngày nay thì việc sử dụng tiếng Anh trong công việc đã dần trở thành điều cần thiết và thông dụng. Tuy nhiên, chắc hẳn khi đi làm bất cứ ai cũng đã từng gặp những từ tưởng quen mà lại không quen lắm. Value cũng là một trong những từ như vậy, được sử dụng rất nhiều nhưng không phải ai cũng hiểu được chính xác ý nghĩa của từ này. Vậy value là gì?

  • Khái niệm Value là gì?

Value dịch sang tiếng Việt một cách đơn giản có nghĩa là giá trị. Giá trị được hiểu như một mức tiêu chuẩn dùng để đánh giá một món đồ, tài sản, hàng hóa hay cũng có thể là một dịch vụ, một thương hiệu. Ở bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu về tầm quan trọng của value hay giá trị đối với một công ty, doanh nghiệp hay tập đoàn.

Với một tổ chức hay doanh nghiệp hoạt động lâu năm thì giá trị chính là những nét riêng biệt và độc đáo mà chỉ riêng tổ chức đó mới có. Giá trị chính là thước đo dùng để phân biệt và đánh giá giữa các doanh nghiệp cùng hoạt động trong một lĩnh vực với nhau.

  • Phân biệt giá trị và định giá

Trong tiếng Việt có một từ khá gần nghĩa với Giá trị, đó chính là Định giá. Vậy hai từ này khác nhau ra sao?

Đối với khía cạnh tài chính doanh nghiệp của một công ty, giá trị có thể nói tới giá trị sổ sách, giá trị tài sản ròng, giá trị cổ phiếu, giá trị kinh tế hay một số khái niệm khác với điểm chung là thể hiện dựa trên những con số. Trong khi đó định giá của công ty sẽ được biểu thị bằng bội số thu nhập, dòng tiền hay các số liệu liên quan tới hoạt động của công ty.

Bên cạnh đó thì còn một góc nhìn khác khi nhắc tới giá trị của doanh nghiệp, đó chính là tinh thần và văn hóa của doanh nghiệp đó. Để nói về khía cạnh này, người ta thường dùng cụm từ “Core value” nghĩa là “Giá trị cốt lõi”.

  • Core value là gì?

Core value hay giá trị cốt lõi bao gồm tất cả những yếu tố đóng góp nên sự thành công của một doanh nghiệp. Đó là một hệ thống mà một doanh nghiệp xây dựng nên dựa trên niềm tin của người đứng đầu và của cả tập thể, là những không thể đo đếm hay mua bán bằng tiền và không thay đổi theo thời gian.

Giá trị cốt lõi mà một công ty đề ra sẽ có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc tới môi trường và văn hóa làm việc của công ty cũng như cách mà nhân viên công ty sẽ ứng xử trong công việc của họ. Chính vì vậy, giá trị cốt lõi phải có tính quy tắc và tính lâu dài để đảm bảo tạo dựng nên một hệ thống niềm tin đủ bền vững cho những thế hệ sau của doanh nghiệp noi theo.

Để mọi người có cái nhìn rõ hơn và hiểu sâu hơn về giá trị cốt lõi, bài viết sẽ đưa ra 3 ví dụ về 3 trong những doanh nghiệp tồn tại bền vững nhất Việt Nam hiện nay.

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk

Giá trị cốt lõi của Vinamilk được xây dựng dựa trên sự tôn trọng đối với khách hàng và niềm tin về một Việt Nam khỏe mạnh:

·           Chính trực: Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.

  • Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, Tôn trọng đồng nghiệp, Tôn trọng Công ty, Tôn trọng đối tác, Hợp tác trong sự tôn trọng.
  • Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác.
  • Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách

       đạo đức.

  • Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp và các quy chế, chính sách, quy định của Công ty.

 

Tập đoàn viễn thông Viettel

Là tập đoàn của nhà nước nên Viettel luôn hướng tới những giá trị mang đậm tinh thần dân tộc Việt Nam:

  • Lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm nghiệm chân lý
  • Học tập và trưởng thành qua những thách thức và sai lầm
  • Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh
  • Sáng tạo là sức sống của Viettel
  • Tư duy hệ thống
  • Kết hợp Đông Tây
  • Viettel là ngôi nhà chung
  • Truyền thống và cách làm người lính

Công ty Cổ phần Thế giới di động

Để mang lại cho khách những trải nghiệm dịch vụ và sản phẩm tốt nhất, Thế giới di động đã tự xây dựng cho mình những giá trị cốt lõi vô cùng đáng quý:

  • Tận tâm với khách hàng
  • Làm đúng cam kết và nhận trách nhiệm.
  • Yêu thương và hỗ trợ đồng đội.
  • Trung thực về tiền bạc và các mối quan hệ.
  • Máu lửa trong công việc.

Ý nghĩa của giá trị đối với doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài hay không, phát triển rực rỡ hay lụi tàn trong phút chốc, tất cả đều phụ thuộc vào giá trị của doanh nghiệp có thể thực sự mang lại niềm tin cho nhân viên cũng như khách hàng hay không.

Giá trị giúp tạo nên một môi trường với văn hóa làm việc mà công ty mong muốn nhân viên của mình sẽ hướng tới và làm theo. Vì vậy, giá trị của công ty như thế nào thì hành vi của tập thể sẽ như thế ấy.

Giá trị giúp doanh nghiệp tạo dựng và khẳng định được niềm tin nơi khách hàng. Một doanh nghiệp có giá trị là một doanh nghiệp đề cao hai chữ “Trách nhiệm” lên trên hàng đầu. Trách nhiệm trong dịch vụ, sản phẩm mình cung cấp và trách nhiệm trong những hậu quả do mình gây ra. Không chỉ vậy, một doanh nghiệp có được giá trị cho riêng mình sẽ được khách hàng và đối tác đánh giá cao đồng thời giúp họ hiểu rõ hơn về doanh nghiệp mà mình sẽ hợp tác trong tương lai.

Giá trị là nền tảng để một doanh nghiệp xây dựng nên tầm nhìn và con đường phát triển lâu dài, bền vững cho thương hiệu của mình, điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể thu hút và giữ chân những cá nhân xuất sắc nhất để cống hiến và tạo ra những giá trị mới chất lượng hơn cho công ty của mình.

Trong kinh doanh, không chỉ những công ty hay tập đoàn lớn mới cần phải sở hữu giá trị riêng cho mình, mà ngay từ khi còn là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, chúng ta cũng cần phải bắt đầu tạo dựng nên hệ thống giá trị riêng của mình, để những điều đó sẽ là kim chỉ nam dẫn đường cho toàn bộ tập thể hướng tới và đi theo. Không thành công nào là dễ dàng, không vinh quang nào là tự nhiên mà có. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu tường tận value là gì cũng như xác định được con đường đi đúng đắn cho công ty, doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!

Previous article

Thuế Môn Bài Là Gì? Đóng Thuế Môn Bài Như Thế Nào?

Next article

LLC là gì? Các Loại Hình LLC Phổ Biến