Skip to content

LLC là gì? Các Loại Hình LLC Phổ Biến

Written by

UTB123I1

Chắc hẳn ai khi đi làm cũng đã từng tìm hiểu về nhiều công ty khác nhau thông qua internet hoặc tài liệu. Bạn đã bao giờ để ý rằng có rất nhiều công ty sẽ đi kèm với chữ viết tắt LLC đằng sau tên không? Vậy LLC là gì và có ý nghĩa như thế nào?

  1. LLC là gì?

LLC là từ viết tắt của Limited Liability Company nghĩa là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), đây là một loại hình hoạt động của một doanh nghiệp hay công ty có tư cách pháp nhân và được luật pháp Việt Nam công nhận căn cứ theo pháp lí của Luật Doanh nghiệp. Chủ sở hữu của LLC được gọi là thành viên và bất kì ai đều có thể là thành viên bao gồm các cá nhân là người trong nước và nước ngoài, tập đoàn hoặc các công ty trách nhiệm hữu hạn khác. Tuy nhiên, ngân hàng và các công ty bảo hiểm sẽ không thể hoạt động theo hình thức LLC.

Lợi ích khi hoạt động kinh doanh theo hình thức LLC:

  • Bảo vệ bạn chống lại các vụ kiện.
  • Giảm giấy tờ so với các tập đoàn và các loại pháp nhân khác.
  • Ngăn chặn công ty của bạn bị đánh thuế hai lần.
  • Làm cho doanh nghiệp của bạn đáng tin cậy hơn với khách hàng và chủ đầu tư.
  • Phân loại Công ty TNHH

Một công ty TNHH có thể được sở hữu bởi một hoặc nhiều người và dựa vào đặc điểm này thì LLC sẽ được chia ra làm hai loại chính:

  • Công ty TNHH một thành viên.

Công ty TNHH một thành viên là công ty chỉ có một chủ sở hữu duy nhất, đó có thể là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân điều hành, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Nói tới đây sẽ có rất nhiều người nhầm lẫn giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên là cá nhân. Về cơ bản thì hai hình thức này khác nhau như sau:

  • Công ty TNHH một thành viên là cá nhân
    • Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty
    • Được qui định rõ là có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
  • Doanh nghiệp tư nhân
    • Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
    • Không có tư cách pháp nhân
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Đây là hình thức công ty được điều hành và chịu trách nhiệm bởi hai hoặc nhiều chủ sở hữu nhưng số lượng không quá 50, đó có thể là tổ chức hoặc cá nhân với nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi vốn cam kết góp vào doanh nghiệp đó.

  • Ưu và nhược điểm của LLC là gì?

3.1 Ưu điểm

– Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tăng trưởng mạnh cho có nguồn vốn mạnh hơn từ tư nhân hoặc từ nhiều chủ sở hữu góp lại.

– Đối với hình thức công ty TNHH nhiều thành viên, các thành viên đều sẽ tham gia điều hành công việc giúp bổ sung kĩ năng cho nhau đồng thời sẽ có góc nhìn đa chiều hơn về các vấn đề của công ty.

– Bảo vệ tài sản cá nhân: Chủ sở hữu của LLC sẽ không phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các khoản nợ hoặc vụ kiện của công ty nếu như không có hành vi gian lận hoặc hình sự.

– Lợi nhuận của LLC chỉ phải đóng thuế một lần thay vì hai lần như những tập đoàn bình thường khác.

– Thành lập một công ty TNHH sẽ khá dễ dàng và đơn giản với rất ít giấy tờ cần thiết bên cạnh đó bộ máy của LLC cũng sẽ không cần phải phân bổ rõ ràng vai trò cơ quan chính thức, tổ chức các cuộc họp thường niên hay ghi lại các biên bản, nghị quyết của công ty.

– LLC được công nhận là một mô hình kinh doanh chính thức, điều này nghe sẽ đáng tin cậy hơn là một cá nhân tự kinh doanh, chính vì vậy mà các nhà đầu từ thường có thiện cảm và xu hướng tín nhiệm công ty TNHH hơn một số hình thức khác.

– Khi công ty của bạn được xem xét dưới hình thức công ty TNHH, doanh nghiệp của bạn có thể bắt đầu tiếp cận với các khoản vay lớn hơn với hạn mức tín dụng cao hơn, việc này sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho bạn nếu muốn mở rộng kinh doanh cho công ty của mình.

3.2 Nhược điểm

– Khó khăn về kiểm soát: Đối với công ty TNHH hai hay nhiều thành viên, mỗi người đều nắm giữ vai trò quan trọng như nhau trong việc đưa ra những quyết định ảnh hưởng tới công ty. Chính vì thế mà giữa họ sẽ có sự ràng buộc nhất định, điều đó cũng có nghĩa là các thành viên phải hoàn toàn tin tưởng vào những người bạn đồng hành, bên cạnh đó, mỗi người đều phải tự ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với sự tồn vong và phát triển của doanh nghiệp để tráng gây xung đột nội bộ.

– Nếu không may một thành viên gặp rủi ro hay có bất đồng quan điểm giữa các chủ sở hữu dẫn tới hành động sai lệch, tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Điều này dẫn tới một nhược điểm khác của LLC đó chính là tính thiếu bền vững và ổn định.

– Ngoài ra, LLC còn có một số điểm bất lợi hơn so với các doanh nghiệp tư nhân như: phải chia lợi nhuận giữa các chủ sở hữu, khó giữ bí mật kinh doanh hay những rủi ro liên quan tới con người như chọn phải người đồng hành không đáng tin cậy, hiềm khích cá nhân giữa các thành viên…

– Đối với công ty TNHH một thành viên, họ sẽ phải trả thuế cho phần thu nhập LLC của chính họ cho dù được giải ngân hay không vì LLC sẽ được thông qua như một chủ sở hữu duy nhất.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn hầu hết những thông tin quan trọng về LLC như khái niệm LLC là gì, ý nghĩa của LLC cũng như ưu nhược điểm của loại hình kinh doanh này. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn được con đường phù hợp cho doanh nghiệp của mình trong tương lai sắp tới. Chúc bạn thành công!

Previous article

Value là gì? Phân biệt Value và những khái niệm khác