Thuế Môn Bài Là Gì? Đóng Thuế Môn Bài Như Thế Nào?
Cuối năm là thời điểm các công ty tiến hành quyết toán thuế cũng như tổng kết sổ sách, một doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh phải có trách nhiệm đóng khá nhiều loại thuế và một trong số đó là thuế môn bài. Vậy thuế môn bài là gì? Hình thức đóng thuế môn bài như thế nào?
Thuế môn bài là gì?
Thuế môn bài hay còn gọi là lệ phí môn bài là khoản tiền mà một công ty, tổ chức hay cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh phải đóng mỗi năm cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Mức thuế phải đóng sẽ phân theo bậc và dựa vào vốn điều lệ được doanh nghiệp đăng ký trên giấy phép kinh doanh hoặc doanh thu kinh doanh của năm kế trước tùy nơi.
Theo định nghĩa, thuế môn bài sẽ có 3 đặc điểm chính sau:
- Là sắc thuế trực thu
- Thu hằng năm
- Thu dựa vào vốn điều lệ, vốn đầu tư hoặc doanh thu của năm kế trước liền kề tùy từng đối tượng cụ thể.
2. Đối tượng và cách nộp thuế môn bài
Những đơn vị cần phải tiến hành đóng thuế môn bài theo quy định là tất cả các tổ chức và cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ. Tuy nhiên, những đối tượng sau đây sẽ không cần phải nộp lệ phí môn bài:
– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã.
– Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
– Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức trên.
– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định.
– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
– Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
– Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).
– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp.
– Quỹ tín dụng nhân dân; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.
– Miễn lệ phí trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12) đối với:
+ Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).
+ Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong thời gian được miễn lệ phí.
– Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh được miễn trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
– Cơ sở giáo dục phổ thông công lập và cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Có 2 hình thức đóng thuế môn bài là:
– Nộp tiền mặt vào Kho bạc Nhà nước của quận tại ngân hàng.
– Nộp thuế điện tử trích từ tài khoản ngân hàng của công ty. Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ nộp thuế thông qua chữ ký số.
Sau đây là mức thuế môn bài mà các doanh nghiệp hay hộ kinh doanh phải nộp theo quy định mới nhất của nhà nước. Những đối tượng này phải nộp tờ khai cho cơ quan thuế trước ngày 30/01 hàng năm.
* Đối với doanh nghiệp
– Doanh nghiệp, tổ chức có vốn điều lệ/vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: mức thuế là 3.000.000đ/năm
– Doanh nghiệp, tổ chức có vốn điều lệ/vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: mức thuế là 2.000.000đ/năm
– Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức kinh tế khác: mức thuế là 1.000.000đ/năm
*Đối với hộ kinh doanh
– Hộ kinh doanh có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: mức thuế là 1.000.000đ/năm
– Hộ kinh doanh có doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu đồng/năm: mức thuế là 500.000 đồng/năm
– Hộ kinh doanh có doanh thu 100 triệu đến 300 triệu đồng/năm: mức thuế là 300.000 đồng/năm
Đối với doanh nghiệp/tổ chức, hộ kinh doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện hay các đơn vị tổ chức kinh tế khác được thành lập từ ngày 01/01/2021 thì sẽ được miễn thuế môn bài năm 2021. Những tổ chức, hộ kinh doanh này sẽ phải nộp tờ khai lệ phí môn bài trước ngày 30/01/2022
Ngoài ra, những hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán sẽ không phải nộp tờ khai lệ phí môn bài.
Cũng theo điểm mới của Nghị Định 22/2020/NĐ-CP thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) sẽ được miễn lệ phí môn bài trong 3 năm đầu tiên kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Bắt đầu từ năm thứ tư trở đi, doanh nghiệp sẽ nộp lệ phí môn bài như sau:
– Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/07 năm kết thúc thời gian miễn.
– Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng cuối năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn.
Với doanh nghiệp thành lập trong năm 2020 và sau ngày 25/02/2020 thì năm 2020 được miễn lệ phí môn bài, thời hạn nộp lệ phí môn bài 2021 của doanh nghiệp và các chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp là chậm nhất vào ngày 30/01/2021.
Với doanh nghiệp, chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện thành lập trước ngày 25/02/2020 thì bắt buộc đóng lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ khai lệ phí.
Với hộ kinh doanh mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh, cơ quan thuế căn cứ tờ khai thuế, cơ sở dữ liệu ngành thuế để xác định doanh thu kinh doanh làm căn cứ tính mức lệ phí môn bài phải nộp của hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán.
4.1 Mức phạt chậm nộp tờ khai
Căn cứ theo thông tư 166/2013/TT-BTC thì mức phạt chậm nộp tờ khai như sau:
- Phạt cảnh cáo (nếu có tình tiết giảm nhẹ) khi số ngày chậm nộp từ 01 (một) đến 05 (năm) ngày;
- Phạt tiền từ 400.000 đồng – 1.000.000 đồng khi số ngày chậm nộp từ 01 (một) đến 10 (mười) ngày;
- Phạt tiền từ 800.000 đồng – 2.000.000 đồng khi số ngày chậm nộp tờ 11 (mười một) đến 20 (hai mươi) ngày;
- Phạt tiền từ 1.200.000 đồng – 3.000.000 đồng khi số ngày chậm nộp từ 21 (hai mươi mốt) đến 30 (ba mươi) ngày;
- Phạt tiền từ 1.600.000 đồng – 4.000.000 đồng khi số ngày chậm nộp từ 31 (ba mươi mốt) đến 40 (bốn mươi) ngày;
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 5.000.000 đồng khi số ngày chậm nộp từ 41 (bốn mươi mốt) đến 90 (chín mươi) ngày;
- Phạt tiền từ 3.500.000 đồng – 5.000.000 đồng khi số ngày chậm nộp trên 90 (chín mươi) ngày.
- Số ngày chậm nộp tính từ khi hết hạn nộp tờ khai.
4.2 Mức phạt tiền
- Từ ngày 01/07/2016 mức phạt như sau:
Số tiền phạt = Số tiền chậm nộp thuế X 0.03% X Số ngày chậm nộp
Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp cho những ai chưa biết về thuế môn bài là gì đủ những thông tin cần thiết để có thể thực hiện nộp thuế đúng theo quy định của pháp luật.