Skip to content

Lương cơ bản là gì? Cách tính lương cơ bản dành cho người lao động

Không chỉ riêng người lao động mà kể cả các doanh nghiệp đều rất quan tâm về vấn đề tiền lương. Trong đó, mức lương cơ bản luôn là câu hỏi mà người lao động đặt ra khi làm việc. Vậy lương cơ bản là gì? Và lương cơ bản hiện nay được tính như thế nào?

Có nhiều loại lương khác nhau bao gồm lương cơ bản, phụ cấp, phúc lợi và lương làm việc ngoài giờ. Tùy vào từng cơ quan, doanh nghiệp sẽ có những cách tính lương khác nhau. Nhưng nhìn chung, thì lương cơ bản vẫn là loại lương mang tính đặc thù và được tính theo quy định cụ thể.

Lương cơ bản là gì?

Khi người lao động vào làm việc tại bất kỳ cơ quan nào cũng phải ký kết một hợp đồng lao độn trong đó bao gồm việc thỏa thuận tiền lương tối thiểu (hay gọi là mức lương cơ bản). Dựa vào các điều khoản được ký kết đó mà người sử dụng lao động sẽ căn cứ vào đó để tính tiền lương hằng tháng mà người lao động sẽ được nhận trong quá trình làm việc.

Tùy vào tính chất công việc để xác định mức lương cơ bản, chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận. Tóm lại, lương cơ bản được hiểu là số tiền thấp nhất mà người lao động sẽ nhận được khi làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp và số tiền lương cơ bản đó không bao gồm tiền thưởng, phúc lợi hoặc bất kỳ chi phí hỗ trợ nào khác.

Cách tính lương cơ bản mới nhất dành cho người lao động

Đối với người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước và người lao động làm việc cho công ty, doanh nghiệp tư nhân cách tính lương có nhiều sự khác biệt như sau:

§  Đối với lao động làm việc ở cơ quan nhà nước

Người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước thường là cán bộ, công chức, viên chức, mức lương cơ bản của họ sẽ được tính như sau:

 [Lương cơ bản = lương cơ sở * hệ số lương]

– Theo Nghị định 72/2018 NĐ-CP, lương cơ sở được Nhà nước quy định từ ngày 01/01-30/06/2019 là 1, 39 tr/tháng.

 – Theo Nghị quyết 70/2018/QH14, lương cơ sở được Nhà nước quy định từ ngày 01/07- 31/12/2019 là 1, 49 tr/tháng.

§  Đối với lao động làm việc trong doanh nghiệp tư nhân

Đối với những người lao động làm việc trong cơ quan, doanh nghiệp tư nhân thì mức lương cơ bản không được được thấp hơn mức lương tối thiểu của vùng. Trong đó, mức lương cơ bản cũng sẽ được thoản thuận và ký kết trong hợp động giữa người lao động với doanh nghiệp làm việc.

Theo đó, căn cứ vào nghị định 157/2018 NĐ-CP thì mức lương tối cơ bản của người lao động sẽ là mức lương tối thiểu vùng (trong đó có 4 vùng cơ bản) theo quy định của Chính phủ, như sau:

– Lương cơ bản của vùng 1:  4, 18 triệu đồng/ tháng

– Lương cơ bản của vùng 2:  3, 71 triệu đồng/tháng

– Lương cơ bản của vùng 3:  3, 25 triệu đồng/tháng

– Lương cơ bản của vùng 4:  2, 92 triệu đồng/tháng

Một số vấn đề cần lưu ý về lương cơ bản

– Mức lương cơ bản có thể thay đổi chứ không hề cố định theo quy định của Chính Phủ như tiêu chuẩn lương theo vùng nêu trên. Tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động mà mức lương cơ bản có thể thay đổi.

– Lương cơ bản không được phép thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Ngoài ra còn phải cộng thêm 7% mức lương tối thiểu cho người đã qua đào tạo nghề.

–  Nếu trước đây, mức lương cơ bản là mức lương để người lao động căn cứ đóng bảo hiểm, không bao gồm các khoản phụ cấp hay trợ cấp nào khác. Tuy nhiên hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội yêu cầu từ năm 2018 thì mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm mức lương, phụ cấp và các khoản khác.

– Lưu ý, mức lương tối thiểu theo vùng sẽ được thay đổi mỗi năm, và sẽ được cập nhật sau khi họp Hội đồng tiền lương Quốc gia.

Trên đây, là những thông tin về lương cơ bản cũng như những lưu ý dành cho những ai đã và sẽ trở thành là lao động cho các quan nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân. Mong rằng với những kiến thức hữu ích này có thể giúp đa số người lao động giải đáp thắc mắc về vấn đề “lương cơ bản là gì?” Từ đó có thể, trang bị được những hành trang vững chắc khi bước vào thị trường lao động ngày càng phát triển của Việt Nam.

Nhân viên hành chính nhân sự cần kỹ năng gì để trở thành một nhà tuyển dụng giỏi?

Bất kỳ ngành nghề nào cũng đòi hỏi có những kỹ năng quan trọng phục vụ cho công việc của mỗi người được tốt hơn không riêng gì nghề nhân sự. Tuy nhiên, điều đặc biệt là người ứng tuyển vào lĩnh vực nhân sự không chỉ phải đảm nhận tốt vai trò của một nhân viên mà còn phải làm tốt vai trò của một nhà tuyển dụng. Vậy nhân viên hành chính nhân sư cần kỹ năng gì?

Nhiều người nghĩ rằng để làm trong lĩnh vực nhân sự tốt chỉ cần có được con mắt tinh anh nhìn thấy được những khả năng của ứng viên là đã đủ nhưng thực tế điều đó chỉ đúng một phần. Ngoài yếu tố đó ra thì một người bình thường muốn làm tốt vị trí nhân sự cần phải có những yêu cầu về mặt chuyên môn, hiểu rõ mức lương cơ bản là gì để giải thích cho ứng viên và cũng như các kỹ năng khác nhau. Vậy những kỹ năng đó là gì?

1. Kỹ năng giao tiếp

Bất kỳ ngành nghề nào cũng cần đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tuy nhiên đối với những nhân viên đảm nhận vị trí nhân sự họ không chỉ giao tiếp tốt mà còn phải nắm bắt tâm lý người đối diện cực kỳ tốt. Bởi vì họ được xem là những người kết nối giữa các bộ phận nhân sự với nhau, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa những người cùng chung phòng ban và đặc biệt nhất là giữa ứng viên với ban lãnh đạo công ty doanh nghiệp. Khả năng giao tiếp của họ không chỉ nằm ở mức tốt mà phải nói là rất tốt là đằng khác.

2. Đạo đức nghề nghiệp

Nếu đã có tài thì điều tiếp theo cần là phải có cái tâm, bạn đừng nghĩ cái tâm ở đây là một điều gì đó quá lớn lao như nghề bác sĩ chẳng hạn. Cái tâm được nói đến đối với những ai làm nghề hành chính nhân sự đó chính là làm như thế nào để tạo nên những giá trị tin tưởng lẫn nhau giữa mọi người trong cơ quan mà thôi.

Những ai làm bên bộ phận nhân sự chắc chắn hiểu rõ vấn đề này, nếu như bạn không là làm việc với cái tâm để có thể đưa ra cái nhìn công bằng cho những người trong cuộc khi xảy ra mâu thuẫn thì bạn không thể nào có thể quản lý họ một cách tốt nhất được. Kể cả việc phải giữ gìn bí mật mức lương của từng người cũng là điều không hề dễ dàng, nếu không có cái tâm làm nghề thật sự.

3. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong bất kỳ cơ quan nào cũng sẽ có những xung đột nhất định sẽ xảy ra, có thể vì một lý do nào đó mà những người trong cuộc lẫn những người xung quanh không biết cách nào để có thể giải quyết nó vào những thời điểm như thế này vai trò của một người làm nhân sự sẽ chính thức ra tay.

Họ không chỉ là những người kết nối mà còn là người tìm ra được những nút thắc của vấn đề mà các cá nhân khác đang vướng mắc và không biết làm thế nào để thoát khỏi. Vai trò của họ cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào. Chính vì vậy, nếu không rèn luyện được kỹ năng giải quyết vấn đề tốt bạn sẽ khó trở thành một chuyên viên nhân sự chuyên nghiệp.

4. Kỹ năng sắp xếp và tổ chức công việc

Một nhân viên hành chính nhân sự không chỉ đảm nhận những khâu giải quyết vấn đề hay tuyển dung lao động mà họ còn phải đối mặt với vô số những giấy tờ số sách khác nhau để xử lý công việc. Nếu như không có kỹ năng sắp xếp và tổ chức những gì mình làm một cách khao học sẽ dễ gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình xử lý công việc.

5. Kỹ năng lắng nghe

Cũng giống như kỹ năng giao tiếp kỹ năng lắng nghe cũng là một trong những dạng kỹ năng mà bất kỳ ngành nghề nào cũng đòi hỏi. Tuy nhiên, đối với nhân viên hành chính nhân sự lắng nghe không chỉ đơn giản để biết mà đối với họ lắng nghe là cũng là một công việc.

Công việc này không chỉ áp dụng với một người ở một vị trí duy nhất mà còn phải áp dụng với rất nhiều người thuộc mọi đối tượng khác nhau. Kỹ năng lắng nghe ở đây cũng được hiểu là một cách giao tiếp về phương diện cảm xúc nhiều hơn để nắm bắt rõ những tâm tư nguyện vọng của từng cá nhân, từ đó đưa ra những cách xử lý phù hợp nhất.

Mỗi ngành nghề đều đòi hỏi có những kỹ năng riêng và nếu biết cách vận dụng tốt những kỹ năng đó sẽ giúp ích rất nhiều đến việc quản lý và cơ hội thăng tiến hơn trong công việc sắp đến. Mong rằng với những gợi ý trên sẽ giúp bạn trả lời được cho câu hỏi “nhân viên hành chính nhân sự cần kỹ năng gì một cách cụ thể nhất”.