Lương cơ bản là gì? Cách tính lương cơ bản dành cho người lao động
Không chỉ riêng người lao động mà kể cả các doanh nghiệp đều rất quan tâm về vấn đề tiền lương. Trong đó, mức lương cơ bản luôn là câu hỏi mà người lao động đặt ra khi làm việc. Vậy lương cơ bản là gì? Và lương cơ bản hiện nay được tính như thế nào?
Có nhiều loại lương khác nhau bao gồm lương cơ bản, phụ cấp, phúc lợi và lương làm việc ngoài giờ. Tùy vào từng cơ quan, doanh nghiệp sẽ có những cách tính lương khác nhau. Nhưng nhìn chung, thì lương cơ bản vẫn là loại lương mang tính đặc thù và được tính theo quy định cụ thể.
Lương cơ bản là gì?
Khi người lao động vào làm việc tại bất kỳ cơ quan nào cũng phải ký kết một hợp đồng lao độn trong đó bao gồm việc thỏa thuận tiền lương tối thiểu (hay gọi là mức lương cơ bản). Dựa vào các điều khoản được ký kết đó mà người sử dụng lao động sẽ căn cứ vào đó để tính tiền lương hằng tháng mà người lao động sẽ được nhận trong quá trình làm việc.
Tùy vào tính chất công việc để xác định mức lương cơ bản, chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận. Tóm lại, lương cơ bản được hiểu là số tiền thấp nhất mà người lao động sẽ nhận được khi làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp và số tiền lương cơ bản đó không bao gồm tiền thưởng, phúc lợi hoặc bất kỳ chi phí hỗ trợ nào khác.
Cách tính lương cơ bản mới nhất dành cho người lao động
Đối với người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước và người lao động làm việc cho công ty, doanh nghiệp tư nhân cách tính lương có nhiều sự khác biệt như sau:
§ Đối với lao động làm việc ở cơ quan nhà nước
Người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước thường là cán bộ, công chức, viên chức, mức lương cơ bản của họ sẽ được tính như sau:
[Lương cơ bản = lương cơ sở * hệ số lương]
– Theo Nghị định 72/2018 NĐ-CP, lương cơ sở được Nhà nước quy định từ ngày 01/01-30/06/2019 là 1, 39 tr/tháng.
– Theo Nghị quyết 70/2018/QH14, lương cơ sở được Nhà nước quy định từ ngày 01/07- 31/12/2019 là 1, 49 tr/tháng.
§ Đối với lao động làm việc trong doanh nghiệp tư nhân
Đối với những người lao động làm việc trong cơ quan, doanh nghiệp tư nhân thì mức lương cơ bản không được được thấp hơn mức lương tối thiểu của vùng. Trong đó, mức lương cơ bản cũng sẽ được thoản thuận và ký kết trong hợp động giữa người lao động với doanh nghiệp làm việc.
Theo đó, căn cứ vào nghị định 157/2018 NĐ-CP thì mức lương tối cơ bản của người lao động sẽ là mức lương tối thiểu vùng (trong đó có 4 vùng cơ bản) theo quy định của Chính phủ, như sau:
– Lương cơ bản của vùng 1: 4, 18 triệu đồng/ tháng
– Lương cơ bản của vùng 2: 3, 71 triệu đồng/tháng
– Lương cơ bản của vùng 3: 3, 25 triệu đồng/tháng
– Lương cơ bản của vùng 4: 2, 92 triệu đồng/tháng
Một số vấn đề cần lưu ý về lương cơ bản
– Mức lương cơ bản có thể thay đổi chứ không hề cố định theo quy định của Chính Phủ như tiêu chuẩn lương theo vùng nêu trên. Tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động mà mức lương cơ bản có thể thay đổi.
– Lương cơ bản không được phép thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Ngoài ra còn phải cộng thêm 7% mức lương tối thiểu cho người đã qua đào tạo nghề.
– Nếu trước đây, mức lương cơ bản là mức lương để người lao động căn cứ đóng bảo hiểm, không bao gồm các khoản phụ cấp hay trợ cấp nào khác. Tuy nhiên hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội yêu cầu từ năm 2018 thì mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm mức lương, phụ cấp và các khoản khác.
– Lưu ý, mức lương tối thiểu theo vùng sẽ được thay đổi mỗi năm, và sẽ được cập nhật sau khi họp Hội đồng tiền lương Quốc gia.
Trên đây, là những thông tin về lương cơ bản cũng như những lưu ý dành cho những ai đã và sẽ trở thành là lao động cho các quan nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân. Mong rằng với những kiến thức hữu ích này có thể giúp đa số người lao động giải đáp thắc mắc về vấn đề “lương cơ bản là gì?” Từ đó có thể, trang bị được những hành trang vững chắc khi bước vào thị trường lao động ngày càng phát triển của Việt Nam.