Skip to content

Nhân viên không tôn trọng sếp? 5 lý do sếp phải biết

Written by

UTB123I1

Trong môi trường làm việc tập thể, thường sẽ không tránh khỏi những vấn đề xảy ra giữa sếp và nhân viên khiến nhân viên không còn tôn trọng và tin tưởng cấp trên. Sếp hãy xem xét lại bản thân mình trước khi đổ lỗi cho nhân viên. Hãy tìm hiểu những lý do tại sao nhân viên lại không tôn trọng sếp và hãy cố gắng thay đổi trở thành một người lãnh đạo tốt thông qua bài viết bên dưới đây nhé.

Sếp không để nhân viên phát huy hết thế mạnh

Một trong những nguyên nhân khiến nhân viên không tôn trọng sếp là họ không để nhân viên phát huy hết thế mạnh có được. Đã là một người lãnh đạo thì việc đầu tiên là bạn phải tuyển dụng những nhân viên có tiềm năng, có năng lực làm việc. Sau đó, bạn phải tin tưởng họ và giao cho họ những công việc để họ chứng minh được năng lực của mình, bạn sẽ là người hướng dẫn chứ không phải là người thay nhân viên làm tất cả.

Sếp bác bỏ ý kiến đóng góp của nhân viên hay không tạo môi trường để cấp dưới phát huy mà kiềm hãm sự phát triển của họ, đây là những vấn đề dẫn đến mâu thuẫn giữa sếp và nhân viên. Nếu tình trạng này kéo dài thì nhân viên sẽ chẳng tôn trọng cấp trên và họ sẽ không bao giờ cống hiến và gắn bó lâu dài với công ty.

Sếp không biết lắng nghe nhân viên

Lắng nghe là một kỹ năng mà người lãnh đạo giỏi nhất định phải có. Lắng nghe không có nghĩa bạn chỉ nghe rồi bỏ qua. Lắng nghe là sếp phải nghe nhân viên trình bày những quan điểm, những ý kiến hay khó khăn trong công việc mà họ gặp phải. Bên cạnh đó, một người sếp giỏi sẽ luôn chia sẻ với nhân viên của mình. Kỹ năng lắng nghe nhân viên của mình không chỉ giúp những người lãnh đạo nhận được sự tôn trọng của họ, mà còn giúp nhân viên gắn bó và cống hiến lâu dài cho công ty.

Sếp chỉ trích và đổ lỗi cho cấp dưới

Hành động chỉ trích và đổ lỗi cho cấp dưới chứng tỏ bạn không phải là một người lãnh đạo tốt. Thay vì thế, bạn hãy thể hiện một thái độ công bằng và chịu trách nhiệm khi có những vấn đề xảy ra trong công việc. Bạn hãy nhận những phần lỗi về mình cho những việc làm dẫn đến sai lầm của bạn và cả nhân viên của mình . Bên cạnh đó, nếu được khen thưởng, đừng bao giờ nhận một mình mà hãy đề xuất toàn thể nhân viên cùng được khen thưởng. Vì nếu không có nhân viên giỏi thì một nhà lãnh đạo giỏi cũng không bao giờ làm tốt hết mọi việc.

Có những trường hợp, sếp luôn phó mặc những công việc khó cho nhân viên và bắt họ phải làm tốt thay vì cả hai cùng ngồi lại bàn bạc và đưa ra những hướng làm việc tốt nhất có thể. Đến khi họ không hoàn thành tốt thì luôn chỉ trích và đổ lỗi cho cấp dưới của mình. Như thế, nhân viên của bạn sẽ cảm thấy ức chế không làm tốt công việc, bỏ việc và thậm chí là nghỉ việc.

Sếp luôn trễ giờ

Là một nhà lãnh đạo không có nghĩa rằng bạn luôn cho phép mình trễ giờ với nhân viên. Là một người sếp bạn nhất định phải đúng giờ để nhân viên làm theo. Trong bất kỳ cuộc họp nào, sếp đừng bao giờ để nhân viên của mình chờ đợi, nếu trong những trường hợp bất khả kháng thì hãy thông báo cho nhân viên biết.

Sếp không công bằng với mọi nhân viên

Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn phải luôn công bằng với tất cả nhân viên của mình. Hãy khen thưởng khi nhân viên làm tốt công việc và phê bình kín đáo khi nhân viên mắc những sai sót. Đừng bao giờ thể hiện sự thiên vị với một cá nhân trong công ty. Hãy luôn sẵn sàng giúp đỡ nếu bất kỳ nhân viên nào của mình gặp khó khăn, công nhận mọi ý kiến đóng góp của cấp dưới.

Cho dù một công ty có sản phẩm tốt, dịch vụ tốt thế nào đi nữa thì yếu tố quan trọng nhất vẫn là con người, đó chính là nhân viên vận hành các công việc trong công ty. Chính vì thế một người lãnh đạo giỏi luôn biết cách khiến nhân viên của mình làm việc hiệu quả và gắn bó lâu dài với công ty. Một khi nhân viên có những hành động không tôn trọng lãnh đạo, trước hết sếp hãy xem xét lại bản thân và cấp dưới của mình. Hãy tôn trọng nhân viên rồi nhân viên sẽ tôn trọng lại bạn. Một nhà lãnh đạo giỏi không chỉ giỏi chuyên môn mà bạn hãy thể hiện cái tài trong nghệ thuật “thu phục” nhân viên của mình.

Previous article

Salesman là gì? 4 kỹ năng mà người làm sale nhất định phải có

Next article

Employee engagement là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của doanh nghiệp