Lười biếng là gì? Làm thế nào để thoát khỏi trạng thái lười biếng?
Chắc hẳn bất kỳ ai cũng trong chúng ta đều biết đến hai từ lười biếng, thậm chí hai từ này còn trở thành câu nói cửa miệng của nhiều người khi cảm thấy mệt mỏi trước những áp lực cuộc sống. Vậy bạn có biết ý nghĩa thật sự của sự “lười biếng là gì” hay chưa?
Cuốc sống hiện đại khiến con người bị cuốn vào vòng xoáy công việc với muôn nỗi lo toan, điều đó đã khiến nhiều người cảm thấy áp lực thật sự. Về lâu dài nếu trạng thái tinh thần này tiếp tục tiếp diễn sẽ gây nên sự chán nản và lười biếng trong công việc lẫn suy nghĩ. Nếu rơi vào tình trạng chán nản thường xuyên như thế này sẽ khiến con người dễ mắc phải các căn bệnh về mặt tâm lý, nặng hơn có thể làm tổn thương đến sức khỏe. Chính vì vậy, bạn không thể xem nhẹ vấn đề này một cách bình thường.
Bạn đã hiểu gì về hai từ “lười biếng”
Theo ý nghĩa chiết tự thì:
Lười: được hiểu là trạng thái không thích vận động, không thích hay không muốn vận động một cách nghiêm túc, thậm chí là không chịu cố gắng. Chúng ta thường ghép từ lười kèm với những động từ để chỉ rõ việc không chủ động trong một hoạt động nào đó, ví dụ như: Lười học, lười suy nghĩ, lười làm việc. Nghĩa của từ “lười” lấy nguyên mẫu từ biểu tượng của một loài động vật trong tự nhiên đó chính là con Lười.
Biếng: nếu từ lười được xem là một động từ thì từ “biếng” chính là tính từ bổ sung nghĩa cho từ “lười”. Nó chỉ sử dụng trong trường hợp chỉ một trạng thái tinh thần chán nản không muốn thực hiện bất kỳ hành động nào. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề trên đó chính là sự mệt mỏi về thể xác lẫn tinh thần.
Tóm lại “Lười biếng” chính là trạng thái ngại vận động của một người. Họ không thích làm bất kỳ điều gì, hoặc làm gì cũng hờ hợt và luôn tỏ ra vè mệt mỏi và chán nản trong cách hành động lẫn thái độ làm việc. Lười biếng thể hiện sự tiêu cực của con người, và dĩ nhiên không một ai xem trọng những người có tư tưởng sống lười biếng cả.
Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng lười biếng của bản thân?
Điều này nghe có vẻ khó thực thi nếu chỉ nói mà không có hành động kèm theo, bởi vì phần lớn sự lười biếng đều bắt đầu từ trong suy nghĩ của con người khi phải đối mặt với những điều khiến họ cảm thấy không đủ khả năng thực hiện, hay dù có cố gắng thì kết quả cũng không như ý muốn. Chính vì vây, khi muốn giúp đỡ ai đó thoát khỏi sự chán nản và lười biếng của họ, bạn không nên áp đặt hay ép buộc họ phải thực hiện nghiêm túc một hành động nào đó. Bởi vì, cách làm này chỉ như giọt nước tràn ly khiến họ càng chán nản thêm mà thôi.
Cách khắc phục trạng thái lười biếng tốt nhất là tìm ra nguyên nhân vấn đề mà người đó đang gặp phải. Một số cách làm dưới đây có thể giúp bạn hay những người thân của bạn thoát khỏi vũng lầy của sự lười biếng mà bạn có thể tham khảo qua.
1. Gieo suy nghĩ – gặt hành động
Đừng nghĩ vấn đề sâu xa bắt nguồn từ những tác động bên ngoài cuộc sống như áp lực công việc từ phía công ty, hay gánh nặng tâm lý gia đình người thân khiến bạn trở nên lười biếng hơn. Mọi hành động đều bắt nguồn từ suy nghĩ của bạn mà thôi, vì thế khi có ý định buông xuôi hay bỏ cuộc bạn nên tự hỏi bản thân lý do vì sao lại bắt đầu công việc này. Khi có được một suy nghĩ đúng đắn chắc hẳn bạn sẽ biết cách để thoát khỏi sự lười biếng của bản thân tròn suốt thời gian qua.
2. Đừng nhìn vào người khác, hãy nhìn vào bản thân mình
Một trong những nguyên nhân khiến con người trở nên lười biếng hơn đó chính là luôn so sánh bản thân với người khác. Bạn nên nhớ mỗi người đều là một cá thể riêng biệt không ai giống ai, vì vậy nếu cứ mãi so sánh giữa mình và một người nào đó hoàn hảo hơn chắc chắn bạn sẽ không nhận lại được gì ngoài sự thất vọng là biến mình thành kẻ lười biếng trong cuộc sống. Lời khuyên cho bạn chỉ nên tập trung vào bản thân thật tốt, chắc rằng bạn sẽ tìm ra được thế mạnh của mình mà thôi.
3. Tạo động lực sống cho mình mỗi ngày
Những người thường xuyên rơi vào trạng thái lười biếng sẽ không dễ dàng tạo ra động lực sống tích cực cho bản thân. Chính vì vậy, họ luôn để sự lười biếng khống chế tư duy của mình. Muốn thoát khỏi tình trạng này, cách tốt nhất đó chính là tạo cho mình những mục tiêu cụ thể mỗi ngày. Đừng quá tham vọng khi đặt những mục tiêu quá lớn vượt xa năng lực bản thân, hãy chia nhỏ mục tiêu và thực hiện nó một cách nghiêm túc từng ngày sẽ giúp bạn dần thoát khỏi suy nghĩ lười biếng.
Mong rằng, với những chia sẻ của chúng tôi đã có thể giúp bạn nhìn nhận rõ hơn về câu hỏi “lười biếng là gì” và từ đó có thể tìm ra cách thoát khỏi sự lười biếng của bản thân một cách hiệu quả.
Chúc bạn thành công!