Skip to content

Hiệu ứng Akarasia là gì Làm thế nào để loại bỏ hiệu ứng Akarasia hiệu quả?

Written by

UTB123I1

Nhiều người thường nhắc đến hiệu ứng Akarasia gắn liền với câu chuyện của của nhà văn nổi tiếng Victor Hugo như một ví dụ điển hình cho thoái quen trì hoãn của con người. Vậy bạn đã biết gì về câu chuyện này chưa?

Câu chuyện có nội dung như thế này:  thay vì dành thời gian vào việc viết sách, nhà văn Victor Hugo đã theo đuổi những công việc khác mà không tập trung hoàn toàn vào việc viết của mình. Chính vì vậy, nhà xuất bản của ông cảm thấy khó chịu vì ông liên tục trì hoãn thời gian nộp bài. Họ yêu cầu ông phải hoàn thành quyển sách vào tháng Hai năm 1831 (thời gian còn lại chưa tới 6 tháng)

Để có thể hoàn thành quyển sách đúng thời hạn Victor Hugo đã lập ra một chiến lược nhằm đánh bại sự trì hoãn của bản thân trong suốt thời gian qua. Ông gom hết toàn bộ quần áo đem ra khỏi phòng ngủ để bỏ vào rương lớn và khóa lại. Lúc này trên người ông không có gì ngoài một chiếc khăn choàng lớn. Khi đó ông không thể ra khỏi phòng và hòa vào nhập vào các cuộc gặp gỡ, vì vậy ông không bị xao nhẵng công việc viết lách nữa.

Chiến thuật của ông đã mang lại kết quả rất tốt. Ông đã chú tâm vào việc viết lách mỗi ngày và hoàn thành quyển sách The Hunchback of Notre Dame được xuất bản vào ngày 14 tháng 1 năm 1831, sớm hơn thời hạn 2 tuần. Một kết quả vô cùng thành công.

AKRASIA – Căn bệnh trì hoãn của nhân loại

Câu chuyện trên của nhà văn Victor Hugo không phải chỉ là  một câu chuyện kể đơn thuần mà đằng sau đó nói lên một trong những vấn đề tiêu cực của con người từ nhiều thế kỷ qua đó chính là “sự trì hoãn”.

Akrasia chính là trạng thái hành động mà không biết chắc rằng việc đó có nên làm hay không. Có nghĩa là bạn làm việc này dù biết mình nên làm việc khác, nó được gọi là sự trì hoãn hay thiếu tự chủ. Điều đó chính là yếu tố ngăn cản con người hoàn thành mục tiêu bản thân đúng hạn theo những dự định ban đầu.

Làm cách nào để bạn có thể thoát khỏi hiệu ứng akrasia một cách hiệu quả?

Dưới đây là 3 cách giúp bạn vượt qua hiệu ứng Akrasia, một cách nhanh chóng. Hãy bắt

tay vào việc thực hiện ngay bây giờ bạn nhé!

1. Ghi ra những mục tiêu cụ thể trước khi bắt tay vào làm việc

Nếu bạn không muốn rơi vào trường hợp như Victor Hugo phải tạo ra một ràng buộc cho bản thân mới có thể hoàn thành tốt công việc, thì ngay từ lúc bắt đầu nhận được công việc được giao hãy lên cho mình một kế hoạch cụ thể ghi rõ những điều bạn cần làm và dán chúng ở nơi dễ thấy nhất. Việc này nhằm mục đích nhắc nhở bạn không quên đi nhiệm vụ của mình cần phải làm tránh dẫn đến tình trạng “nước tới chân mới nhảy”.

2. Hạn chế sự tác động bên ngoài

Một trong những nguyên nhân chính khiến con người dễ rơi vào thói quen trì hoãn đó chính là bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài. Tâm lý trì hoãn sẽ dần tăng lên nếu bạn không thoát được sự cám dỗ của những cuộc vui tư phía người thân hay bạn bè. Tuy bạn luôn tự nhắc nhở mình rằng chỉ dành một ít thời gian cho việc vui chơi giản trí nhưng khi thực sự hòa mình vào cuộc vui bạn sẽ quên đi mất suy nghĩ đó và để mọi việc sẽ để cảm xúc điều khiển.

3. Hãy nghĩ đến kết quả trước khi làm việc

Điều này nghe có vể thật tiêu cực nhưng nếu không muốn sự trì hoãn gây trở ngại cho quá trình làm việc bạn nên áp dụng cách làm này. Điều đầu tiên mà bạn cần nghĩ tới đó chính là “Nếu bạn không thoàn kịp tiến độ công việc được giao điều gì sẽ xảy ra?” “Hậu quả của việc đó khủng khiếp đến mức nào?”

Hãy cho bản thân nhìn thấy được kết quả xấu nhất có thể xảy ra trước khi bắt tay vào làm việc. Sự áp lực sẽ là điều khiến bạn mệt mỏi thật sự tuy nhiên nó lại có tác dụng thúc đẩy con người thực hiện công việc một cách nhanh chóng.

Những phương pháp chỉ có tác dụng giúp bạn hoàn thành được kế hoạch ở những giai đoạn đầu. Vấn đề còn lại nằm ở chỗ bạn thực hiện nó như thế nào và sự kiên trì của bạn có lớn hay không mà thôi. Hy vọng rằng, với những điều chúng tôi chia sẻ xoay quanh hiệu ứng Akarasia bạn sẽ rút ra được những bài học quý giá và tìm được phương pháp từ bỏ sự trì hoãn của bản thân.

Previous article

Lười biếng là gì? Làm thế nào để thoát khỏi trạng thái lười biếng?

Next article

Salesman là gì? 4 kỹ năng mà người làm sale nhất định phải có